Chuyên mục lưu trữ: Tin nổi bật

Dịch vụ rút hầm cầu, thông cống hàng đầu Bắc Ninh

Dịch vụ rút hầm cầu, thông cống hàng đầu Bắc Ninh với các loại xe chuyên dụng, dịch vụ chuyên nghiệp nhất, đảm bảo khách hàng hài lòng.

Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:

Cơ sở 1:  KCN Quế Võ – P.Vân Dương – TP.Bắc Ninh – T.Bắc Ninh
Hỗ Trợ Khách Hàng Tại Bắc Ninh:
(Bao gồm: Khu Công Nghiệp Tỉnh Bắc Ninh)
Thành Phố Bắc Ninh
Huyện Quế Võ
Huyện Tiên Du
Huyện Yên Phong
Thị Xã Từ Sơn
Huyện Gia Bình
Huyện Lương Tài
=>Thông tắc cống: Toilét, Thoát sàn, Chậu rửa, Bể phốt, Cống ngầm, Bệ tiểu, Hố ga,Đường nước sạch, Đường thoát nước mưa…
=>Xe hút bể phốt: Hút bể phốt, Hút bùn , Cống rãnh , Hố ga , Hút định kỳ cá hố ga và bể phốt.Nạo vét cống ngầm Bằng xe chuyên dùng: Nhanh – Sạch – Gọn gàng – Không mất vệ sinh.
=>Xử lý mùi hôi , Ngăn mùi triệt để các khu Wc,nhà ở..

Hơn 17.000 cây xanh được trồng trong Ngày chủ nhật Xanh – Sạch – Đẹp

Trong năm 2012, cấp thành phố đã ra quân 07 đợt, huy động gần 10.000 người tham gia, tập trung vệ sinh môi trường ở nhiều khu vực có vấn đề môi trường trên địa bàn 07 quận, huyện và 06 khu công nghiệp.

Các bạn trẻ ra quân trồng cây xanh

Ngoài ra, UBND các quận, huyện cũng thực hiện 60 đợt ra quân cấp huyện, xã.

Tổng lượng rác các loại được thu gom là hơn 7.400 tấn trong đó 2.600 tấn rác, hơn 3.000 tấn đất đá, hơn 1.600 tấn bùn cống, kênh mương. Tổng chiều dài nạo vét kênh, mương là 6.595m.

So với 6 tháng đầu năm, nhiều khu vực, tuyến đường, lô đất trống bị ô nhiễm đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Số lượng cây xanh được trồng là 17.291 cây.

Kết quả của những đợt ra quân là các lô đất trống, khu vực có vệ sinh môi trường kém, cống rảnh tồn đọng… đã được các địa phương, đơn vị thu dọn đảm bảo vệ sinh và mỹ quan đô thị… Phong trào cũng đã làm chuyển biến rõ nét nhận thức của lãnh đạo các địa phương, các ban ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân và nhân dân trong việc thực hiện phong trào. 

dantri.com

Phát triển đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

Nhằm bảo vệ môi trường, phát triển đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim. Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Dương vừa có văn bản chỉ đạo VQG Tràm Chim nghiên cứu, có những đề xuất giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ hệ sinh thái, các loài động, thực vật đặc trưng vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười, lưu ý tạo các khu vực cung cấp thức ăn, nơi cư trú cho các loài chim.
Mặt khác, VQG Tràm Chim cần liên hệ với Sở khoa học và Công nghệ để thực hiện các đề tài nghiên cứu; tiếp tục bảo tồn và phát triển thêm diện tích lúa trời; tổ chức khảo sát, thống kê đánh giá nguyên nhân làm thay đổi môi trường sinh thái của Vườn, quan trắc nguồn nước, duy trì sự ổn định của môi trường tạo điều kiện cho các loài thủy sinh phát triển; nghiên cứu giải pháp giữ nước phục vụ công tác phòng, chống cháy rừng ở từng tiểu vùng, tránh tình trạng giữ nước liên tục nhiều năm ở một khu vực, ảnh hưởng xấu đến việc bảo tồn các gen động, thực vật quý hiếm.
Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa VQG Tràm Chim và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) về việc nghiên cứu bổ sung cây tre vào các tuyến đê bao, tạo cảnh quan sinh thái và làm nơi cư trú cho các loài chim; phát triển dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm đặc trưng của Vườn (sếu đầu đỏ, lúa trời,…); xây dựng đề án thành lập Trung tâm Bảo tồn và Phát triển sinh vật; phối hợp Sở NN&PTNN, Chi cục kiểm lâm lập dự án phục hồi hệ sinh thái ở khu A2.
Tinmoitruong.vn

Sử dụng bao bì đạt chuẩn FSC giúp bảo vệ môi trường

Bao bì sản phẩm đạt chuẩn FSC (Forest Stewardship Council – Hội đồng Quản lý Rừng) có nghĩa là nguyên liệu gỗ làm bao bì được khai thác từ nguồn rừng quản lý nghiêm ngặt, khai thác đi kèm duy trì, trồng mới, được đánh giá thân thiện với môi trường.
 Trước những hậu quả nặng nề do nguồn tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, các doanh nghiệp ngày nay đang chú trọng hơn vào việc lựa chọn bao bì có nguồn gốc tài nguyên tái sinh. FSC (Forest Stewardship Council – Hội đồng Quản lý Rừng) là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động vì mục tiêu phát triển quản lý rừng bền vững. Hệ thống chứng nhận của FSC có nhiệm vụ đánh giá và cấp chứng nhận FSC cho các nhà quản lý rừng và sản xuất sản phẩm từ rừng, như nguồn nguyên liệu từ gỗ và giấy.
DLD.JPG


Đầu tháng 8 sản phẩm Yomost có bao bì mới với chứng nhận của FSC.

Bộ tiêu chuẩn của FSC có giá trị toàn cầu gồm 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí khắt khe, giúp người tiêu dùng nhận diện được những sản phẩm được khai thác từ rừng tái sinh, góp phần bảo vệ nguồn rừng. Bao bì đạt chuẩn FSC có nghĩa là nguyên liệu gỗ làm bao bì được khai thác từ nguồn rừng quản lý nghiêm ngặt, có trách nhiệm, khai thác đi kèm duy trì, trồng mới, chính vì vậy, được các chuyên gia đánh giá là thân thiện với môi trường hơn các loại bao bì khác.

Quá trình phấn đấu và đạt được chứng nhận FSC thể hiện trách nhiệm và sự cam kết dài lâu của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên rừng. Tại Việt Nam, gần gây các công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ sữa cũng bắt đầu đẩy mạnh ứng dụng tiêu chuẩn FSC trong các bao bì sản phẩm của mình. Cụ thể, đầu tháng 8, Công ty FrieslandCampina Việt Nam giới thiệu ra thị trường sản phẩm Yomost với bao bì có chứng nhận của FSC.

Với phương châm hoạt động gắn liền với sự phát triển bền vững và tạo lập giá trị chung cho cộng đồng. FrieslandCampina Việt Nam là một trong những doanh nghiệp tiên phong đẩy mạnh ứng dụng FSC vào họat động kinh doanh của mình. Lựa chọn sản phẩm đạt chứng nhận FSC, xét về ý nghĩa sâu xa, chính là sự trân trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên. Với những sản phẩm mới với logo FSC, FrieslandCampina Việt Nam đồng hành cùng người tiêu dùng nhằm đưa ra những quyết định có ý thức góp phần bảo vệ nguồn rừng. Gần đây, doanh nghiệp này vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao giải thưởng “Vì môi trường xanh quốc gia” năm 2013 đồng thời cũng là doanh nghiệp được xếp hạng màu xanh lá cây, hạng cao nhất trong Sách xanh tỉnh Bình Dương năm 2012 cho việc thực hiện tốt yêu cầu về bảo vệ mội trường, có những nỗ lực và đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ môi trường

Giá thực phẩm tăng vọt vì mưa bão nhiều ngày

Bắt đầu từ chiều tối qua, giá các loại thực phẩm tươi sống và rau xanh ở Hà Nội đã có xu hướng tăng trước tin bão về.

Sáng nay, tại các chợ đầu mối, giá rau củ đã nhích lên từ 2.000 – 3.000 đồng so với hôm qua. Giá rau củ bán lẻ đến tay người tiêu dùng theo đó cũng tăng mạnh.

Cụ thể, rau muống có giá 9.000 – 10.000 đồng/mớ, trong khi ngày thường chỉ khoảng 5.000 – 6.000 đồng/mới. Giá rau ngót, rau mồng tơi 7.000 – 8.000 đồng/mớ; rau cải từ 9.000 – 10.000 đồng/mớ; xà lách 50.000 – 55.000 đồng/kg; khoai tây 18.000 đồng/kg; khoai sọ có giá 22.000 – 23.000/kg; măng chua có giá 23.000 -25.000/kg…, tăng 3.000 – 5.000 đồng so với ngày hôm qua.

Giá thịt lợn cũng tăng từ 10.000 – 15.000 đồng/kg, cụ thể, thịt lợn mông sấn, ba chỉ dao động từ 80.000 – 90.000/kg, thịt nạc thăn từ 110.000 – 120.000 đồng/kg.

Theo một tiểu thương ở chợ Trung Kính (Cầu Giấy), mặc dù giá cả tăng mạnh nhưng các mặt hàng rau xanh, thịt lợn, thịt gà vẫn bán chạy vì trời mưa bão ít người đi bán.

“Bảo vệ môi trường biển” cần đa dạng hóa

Biển và đại dương là cái nôi của sự sống, đã và đang cung cấp cho nhân loại một khối lượng rất lớn thực phẩm, dược phẩm, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Nhưng phát triển kinh tế biển cũng đang làm suy giảm mạnh nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng. Môi trường vùng biển Việt Nam với diện tích rộng hơn 1 triệu km2, sẽ là không gian phát triển và sinh tồn tương lai, cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Cần có những biện pháp để bảo vệ môi trường biển.

Thực trạng tài nguyên môi trường biển

Biển Việt Nam có diện tích hơn 1 triệu km2, gần 3.000 hòn đảo và tài nguyên sinh vật biển có trên 20 kiểu hệ sinh thái, với năng suất sinh học cao, tài nguyên lớn, là nơi cư trú của khoảng 11.000 loài, trong đó trên 2.000 loài cá, đặc biệt có mặt các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn.
 
Năm 2002, Viện Tài nguyên quốc tế đã thống kê có tới 80% rạn san hô của Việt Nam đang trong tình trạng bị đe dọa (nguy hiểm), trong đó 50% nguy cấp. Hiện tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo Việt Nam đã và đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường, khai thác hải sản hủy diệt, đô thị hóa, sử dụng thiếu quy hoạch bãi triều, nuôi trồng hải sản, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, a xít hóa đại dương, giao thông hàng hải. Bởi vậy, cần áp dụng nhiều cách tiếp cận để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phục vụ phát triển kinh tế bền vững.

Phương thức bảo vệ

Trên thế giới, các quốc gia có biển đang áp dụng nhiều phương pháp tiếp cận bảo vệ tài nguyên môi trường biển theo tiêu chuẩn quốc tế UNESCO, về công nhận di sản thiên nhiên và khu dự trữ sinh quyển như công nhận các khu đất ngập nước (RAMSAR-1971), các vịnh đẹp thế giới (WMBB-1997), kỳ quan thiên nhiên thế giới mới (N7W-2007), các khu biển đặc biệt nhạy cảm, Khu bảo tồn biển xuyên biên giới, Công viên đại dương hòa bình. Mục đích của việc bảo vệ tài nguyên biển là phân ra các vùng lõi, vùng đệm và cùng chuyển tiếp, để thực hiện các chính sách khác nhau. Tại các vùng lõi cần có chính sách bảo vệ, quản lí nghiêm ngặt, sau đó đến vùng đệm phải được hạn chế khai thác, vùng chuyển tiếp được khai thác.
Trong phạm vi quốc gia, Việt Nam đã được quốc tế công nhận 1 di sản thế giới – Vịnh Hạ Long; 6 khu dự trữ sinh quyển thế giới (rừng ngập mặn Cần Giờ – năm 2000, quần đảo Cát Bà – năm 2004, đồng bằng sông Hồng -năm 2004, ven biển và biển đảo Kiên Giang – năm 2006, Cù Lao Chàm – năm 2009, mũi Cà Mau – năm 2009); 3 vịnh đẹp (Hạ Long, Lăng Cô, Nha Trang); đã thành lập được hệ thống 7 vườn quốc gia (Cát Bà, Côn Đảo, Bái Tử Long, Phú Quốc, Xuân Thủy, Núi Chúa, Mũi Cà Mau); 4 khu bảo tồn thiên nhiên (Tiền Hải, Hòn Mun, Cù Lao Chàm, Rạn Trào); 16 khu bảo tồn biển quốc gia (Đảo Trần, Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Hòn Mê, Cồn Cỏ, Sơn Trà Hải Vân, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Hòn Mun, Hòn Cau, Phú Quý, Núi Chúa, Côn Đảo, Nam Yết, Phú Quốc).
Đặc biệt, hình thức mới bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng rất hiệu quả và thành công. Đó là khu bảo tồn biển cấp tỉnh (Rạn Trào, Khánh Hòa), do Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) – một Tổ chức phi Chính phủ cùng với cộng đồng dân cư địa phương thiết lập nên từ năm 2001. Đến nay, rạn san hô đã phục hồi tới 60% so với trước đây.
Hiện công tác quản lý và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển ở Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Việt Nam đã ký kết các văn bản pháp lý quốc tế về bảo vệ môi trường biển như Luật Biển UNCLOS 82; Công ước đa dạng sinh học; Công ước di sản; Công ước Ramsar; các Công ước MARPOL, SOLAS, COLREG.
Tuy vậy, Việt Nam chưa có Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường biển mà chỉ có Nghị định của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển. Các hoạt động liên quan đến biển và bảo vệ tài nguyên biển chủ yếu được điều tiết theo các luật chuyên ngành, như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng Sinh học, Luật Thủy sản, Luật Du lịch, Luật Hàng hải, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản, Quyết định về việc phê duyệt Hệ thống các khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 và các chương trình bảo vệ môi trường khác.
Thêm vào đó, các Bộ, ngành quản lý còn chồng chéo, Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý các khu RAMSAR, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý các khu bảo tồn biển và vườn quốc gia, các khu khác chủ yếu do địa phương quản lý. Nguồn lực và kinh phí của các khu bảo vệ biển thường có hạn, cơ chế chính sách còn chưa đồng bộ và thông suốt.

Một số đề xuất

Căn cứ vào thực trạng khai thác, bảo tồn và những yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ, phát triển tài nguyên môi trường biển Việt Nam, một số phương pháp tiếp cận bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường biển trong thời gian tới được đề xuất. Ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần sớm xây dựng cơ chế chính sách, pháp luật đồng bộ về bảo vệ tài nguyên môi trường biển. Một Tổ chức cấp quốc gia thống nhất để quản lý và quy hoạch các khu bảo tồn – bảo vệ tài nguyên môi trường biển cần được thành lập.
Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh việc mở rộng diện tích các khu biển của Việt Nam được bảo vệ, bảo tồn ít nhất lên 2% chứ không chỉ 0,2% như hiện nay, trong đó cập nhật bổ sung và đa dạng hóa các phương pháp tiếp cận mới như xây dựng “Công viên biển”, “Di sản biển”, “Kì quan biển”, “Vùng biển nhạy cảm”, “Vùng biển đặc biệt”, “Khu bảo tồn cá heo”, “Khu bảo vệ bờ biển”, “Khu bảo tồn san hô”, “Khu rừng ngập mặn”, “Khu cỏ biển”, “Khu bảo vệ biển dựa vào cộng đồng”….
Ở lĩnh vực hợp tác quốc tế, cần tích cực hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế, các tổ chức, quỹ phi Chính phủ trong việc xây dựng các khu bảo tồn biển xuyên biên giới với các nước láng giềng có biên giới biển chung như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippine, Indonesia… Đối với các vùng biển chủ quyền rõ ràng, có thể đề xuất thành lập các khu biển đặc biệt nhạy cảm (PSSA) với các quốc gia láng giềng, còn các vùng tranh chấp có thể áp dụng công cụ Công viên biển hòa bình (MPP).
Để thực hiện mục đích trên, yêu cầu trước mắt là Nhà nước cần xây dựng Bảo tàng biển quốc gia tại Hà Nội và hệ thống bảo tàng biển, đảo tại các địa phương nhằm bảo vệ tất cả lịch sử phát triển, tài nguyên thiên nhiên và sinh thái môi trường khu vực biển và hải đảo Việt Nam, phục vụ công tác phổ biến kiến thức và nghiên cứu khoa học, trao đổi hiện vật và hợp tác quốc tế về các công tác bảo tàng, bảo tồn tài nguyên, môi trường biển.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần xây dựng ngân hàng bảo tồn gen các sinh vật biển nguy cấp, quý, hiếm. Không phải quốc gia nào cũng có biển và tài nguyên môi trường biển. Chúng ta cần ý thức, đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của nguồn tài nguyên này. Đa dạng hóa và áp dụng nhiều phương thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển là công việc thiết thực và hiệu quả để góp phần vào việc khai thác, sử dụng, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quý giá phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững của đất nước.
Theo VFEJ

Cây cảnh – lá phổi xanh cho ngôi nhà

Để thanh lọc không khí cho ngôi nhà của bạn, chỉ vài chậu cây cảnh là bạn đã có một dàn bảo vệ xanh đủ sức đánh bật những chất độc hại đang âm mưu chui vào phổi.
Các nghiên cứu khoa học chứng minh đa số các loại vật liệu xây dựng và trang trí nội thất đều ít nhiều gây tác hại cho sức khỏe con người. Nhà càng hiện đại thì nguy cơ ô nhiễm càng cao, nguyên nhân là do các chất hữu cơ dễ bay hơi hoặc các chất gây ô nhiễm thoát ra từ keo dán, sơn, giấy dán tường, chất tẩy rửa…Trong số nhiều phương án đưa ra, trồng cây trong nhà là giải pháp khả thi nhất với kết quả hứa hẹn: chỉ cần 3 loại cây trồng là đủ lọc sạch 60 m2 không khí một giờ. Thế nhưng, không phải cứ trồng cây là tốt, lựa chọn đúng loại cây, đặt vào đúng vị trí trong nhà và chăm sóc đúng cách, chỉ có vậy cây cối mới có thể phát huy sức mạnh của mình và trở thành liều thuốc giải độc hữu hiệu cho tổ ấm thân thương của bạn.

Chọn cây

– Cúc: Hút chất trichlorethylene có trong sơn và các chất dung môi, nên đặt trong những căn phòng vừa mới sơn.
– Cây sung cảnh: Trung hòa formol thường có trong các keo dán, các lớp mousse cách nhiệt.
– Xương rồng: Rất lý tưởng trong việc loại trừ tác động có hại của sóng điện từ phát ra từ màn hình của tivi hoặc máy vi tính, nên đặt gần các sản phẩm này.
– Các loại cây leo: Loại trừ benzene có trong sơn, mực, nhựa dẻo hoặc chất tẩy rửa, có thể đặt trong bếp hoặc ở hành lang.

Vị trí trong nhà cần loại cây nào

– Phòng ngủ: Một số loại cây trồng có khả năng nhả khí oxy vào ban đêm như những cây thuộc họ dứa, lô hội hay phong lan rất thích hợp đặt trong phòng ngủ.
– Phòng khách và nhà bếp: Một vài loại cây vừa thích hợp để trang trí vừa lợi cho sức khỏe như huyết dụ, phong lan, thông cảnh, ráy thơm đỏ, cây nhện, cây rắn, hoa huệ tây, cây cọ cảnh, hoa cúc.
Khoảng sân nơi giếng trời: có thể chọn trồng các loại cây có tuổi thọ lâu như trúc nhật, sơn liễu, ngũ gia bì… Vị trí dưới cầu thang thường tối tăm ẩm thấp có thể trồng các loại cây như đại phú gia, bạch mã, thiết mộc lan, hồng môn… Dọc lối cầu thang, hay các bức tường trong nhà có thể điểm vài chậu dây leo có tính chất mềm mại như: trầu bà, khúc thuỷ (còn gọi là lan tim)… Trên bàn làm việc cũng có thể điểm xuyết với một chậu sen đá hay xương rồng
Tuy nhiên, riêng phòng trẻ em nên hạn chế đặt cây xanh.

Cách chăm sóc

Cây phải được tưới thường xuyên và đủ lượng nước. Cần tưới đầy tràn trên miệng chậu, vì tưới nhỏ giọt không đủ cho cây hút nước. Nếu sợ rễ cây bị khô, bạn có thể lấy một chậu nước to, đặt cả chậu cây vào trong đó đến khi thấy hết sôi bọt thì bỏ ra.
Sau khi tưới nước xong nên kiểm tra xem có bị nước thừa trong chậu cây hay không. Nếu thừa nhiều nước sẽ bị úng ngập gây ra thối rễ. Tốt nhất trước khi trồng bạn hãy rải một lớp sỏi hay đá vào dưới đáy chậu để hút bớt lượng dư thừa hoặc nếu không sau khi tưới xong, nên lật nghiêng chậu để nước thừa ra hết.
Nên chọn bình tưới khá cân bằng để cầm, có vòi dài và hẹp tưới trực tiếp lên bề mặt đất. Ngoài ra, cây cũng cần có chất dinh dưỡng, thỉnh thoảng trộn một ít phân vi sinh cho cây bằng cách gỡ vài cm phần đất phía trên ra, làm lỏng đất còn lại trong chậu bằng một cái xẻng nhỏ và rắc phân vi sinh lên, sau đó đổ lại lớp đất nguyên như cũ.

Lưu ý

Không nên để nhiều cây cảnh trong nhà, nếu thích thì ban đêm nên mang ra ngoài sân cho cây hứng sương, đồng thời thải khí độc ra ngoài. Các loại cây có thể gây nguy hiểm khi héo và dính bụi bẩn. Để đảm bảo sức khỏe của gia đình hãy giữ cho những chậu cây cảnh luôn sạch sẽ, cắt tỉa gọn gàng, không bị sâu bệnh. Nếu thích để cây có hoa trong nhà thì nên chọn những loại hoa ít phấn hoặc không có phấn để không gây dị ứng và bụi bẩn
Theo Tư Vấn Kiến Thức

Hơn 2 triệu người chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí

Mỗi năm hơn hai triệu người chết trên toàn thế giới do hệ quả trực tiếp của ô nhiễm không khí do con người gây ra, trong đó Đông Nam Á là khu vực nghiêm trọng nhất.
Theo nghiên cứu công bố hôm qua trong tạp chí Environmental Research Letters của Viện Vật lý (IOP), ước tính khoảng 470.000 người chết mỗi năm do sự gia tăng hàm lượng ozone bởi con người gây ra, ScienceDaily đưa tin.

Cũng theo nghiên cứu, ước tính khoảng 2,1 triệu ca tử vong mỗi năm do con người làm gia tăng nồng độ bụi có kích cỡ nhỏ trong không khí (PM2.5). Những hạt bụi nhỏ liti này lơ lửng trong không khí và có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây ung thư và nhiều bệnh về đường hô hấp.

Đồng tác giả nghiên cứu, Jason West từ Đại học bắc Carolina cho biết: “Sự đánh giá của chúng tôi về vấn đề ô nhiễm không khí ngoài trời bao gồm các yếu tố quan trọng nhất gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số ca tử vong thường xảy ra trong khu vực Đông Á và Nam Á, nơi có mật độ dân số cao và đây là nơi ô nhiễm môi trường không khí xảy ra nghiêm trọng”.

Theo các nhà khoa học, số lượng các ca tử vong có thể do biến đổi khí hậu kể từ thời kỳ công nghiệp hóa, tuy nhiên nó tương đối nhỏ. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chất lượng không khí qua nhiều cách khác nhau, nó làm gia tăng hoặc giảm các chất ô nhiễm không khí tại khu vực. Ví dụ, nhiệt độ và độ ẩm khiến tốc độ phản ứng hình thành và tuổi thọ của chất gây ô nhiễm thay đổi, lượng mưa có thể quyết định thời gian mà các chất ô nhiễm tồn tại trong không khí. Nhiệt độ cao làm gia tăng lượng được phát thải các hợp chất hữu cơ từ cây cối, sau đó nó phản ứng trong khí quyển để tạo ra ozone và các hạt vật chất khác.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học sử dụng một tập hợp các mô hình khí hậu để mô phỏng nồng độ ozone và bụi PM 2,5 trong những năm 2000 và 1850. Tổng cộng có 14 mô hình mô phỏng nồng độ của ozone và 6 mô hình mức độ mô phỏng của nồng độ bụi PM 2,5.

theo vnexpress.net