Tư thế đi vệ sinh đúng cách

Tư thế đi vệ sinh đúng cách, phòng tránh bệnh trĩ

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, tư thế đi vệ sinh đúng cách không chỉ đảm bảo vệ sức khỏe đường ruột mà còn hạn chế và phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả. Vậy, nên đi vệ sinh với tư thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết nhất. 

Vì sao cần xây dựng tư thế đi vệ sinh đúng cách?

Tiểu tiện và đại tiện là các hoạt động cơ bản của con người giúp đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Do đó, việc đi vệ sinh đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe đường ruột đồng thời tạo ra tâm lý thoải mái. 

Việc đi vệ sinh sai cách, thiếu khoa học sẽ khiến vi khuẩn tích tụ ở vùng kín và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Thậm chí, tình trạng viêm nhiễm kéo dài nếu không được khắc phục sẽ tạo ra các mụn mủ và hình thành các nốt áp xe. 

Đi vệ sinh đúng cách phòng bệnh trĩ
Đi vệ sinh đúng tư thế giúp phòng tránh bệnh trĩ

Bên cạnh đó, tư thế đi vệ sinh sai cách cũng gây ra một số căn bệnh nguy hiểm khác như:

  • Táo bón: Chế độ ăn uống ít chất xơ, thiếu nước cùng với tư thế đi vệ sinh không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng bị táo bón nghiêm trọng. 
  • Bệnh trĩ: Khi đi đại tiện, nếu rặn quá mức sẽ tạo áp lực cho hậu môn, từ đó khiến tĩnh mạch trong hậu môn bị sưng, viêm và phình ra bên ngoài. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. 
  • Giảm nhu động ruột: Nếu thời gian đi vệ sinh của bạn thường xuyên kéo dài quá 15 phút sẽ khiến quá trình phân đẩy ra ngoài gặp khó khăn, bụng luôn trong tình trạng khó chịu, đầy hơi. 
  • Khó tiểu: Đi vệ sinh sai tư thế khiến nước tiểu ra chậm, khó tiểu, nước tiểu sẽ không được đẩy ra ngoài hết. 
  • Bệnh đại tràng: Đại tiện sai cách khiến phân tích tụ lâu trong đại tràng dẫn đến viêm nhiễm. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến ung thư đại tràng. 

Hướng dẫn tư thế đi vệ sinh đúng cách, tránh bệnh trĩ

Thông thường, khi đi vệ sinh nhiều người thường ngồi bệt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, đây là tư thế đi vệ sinh sai cách. Khi ngồi bệt, chúng ta vô tình tạo áp lực lên cơ vòng chậu và vùng ruột. Lúc này, cửa ruột không được mở hoàn toàn, quá trình đào thải phân ra ngoài cũng khó khăn hơn. 

Do đó, tư thế đi vệ sinh đúng chuẩn là ngồi xổm. Mặc dù nó không mang lại sự thoải mái và nhiều người không quen nhưng lại được các chuyên gia đánh giá cao. Khi chúng ta ngồi xổm, phần chân và thân trên tạo ra góc 45 độ. Điều này giúp ruột kết giữ được thẳng và phân được đảo thải ra bên ngoài nhanh chóng. Trong trường hợp bồn cầu thiết kế dạng ngồi bệt thì bạn nên kê thêm chiếc ghế nhỏ dưới chân để tạo góc 45 độ phù hợp. 

Tư thế đi vệ sinh đúng cách
Tư thế đi vệ sinh đúng cách

Một số lưu ý khi đi vệ sinh

Xây dựng thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Đây là thói quen tốt cho sức khỏe mà các bạn nên áp dụng. Việc đi vệ sinh vào một thời gian cố định trong ngày sẽ giúp đường ruột và đường tiết niệu làm việc khoa học hơn. 

Theo đó, khung giờ từ 5 giờ – 7 giờ là thời điểm lý tưởng để đi đại tiện. Lúc này, đại tràng co thắt mạnh mẽ và giúp đẩy chất thải ra ngoài nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một ly nước ấm để hệ tiêu hóa được kích thích tốt hơn nhé!

Thời gian đi vệ sinh vừa đủ

Thời gian đi vệ sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe đường tiêu hóa của bạn. Tuyệt đối không đi vệ sinh quá lâu, thời gian 2 phút là vừa đủ. Nếu tuân thủ đúng nguyên tắc thời gian này sẽ giúp bạn hạn chế đến 70% nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. 

Không sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh

Khi đi vệ sinh, bạn hãy tập trung cho việc đại tiện, tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại. Bởi nó sẽ khiến bạn sao nhãng và quên đi việc bạn đang cần đi vệ sinh. Ngoài ra, nó cũng kéo dài thời gian đi đại tiện và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đường ruột. 

Không sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh
Không sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh

Tuyệt đối không nhịn tiểu

Nhiều người thường có thói quen nhịn tiểu, tuy nhiên điều này hoàn toàn không tốt. Việc nhịn tiểu quá lâu sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của đại tràng và hậu môn, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm niệu đạo, viêm nhiễm bàng quang,….

Sử dụng giấy vệ sinh mềm

Sau khi đi vệ sinh, các bạn dùng nước mát để loại bỏ chất dư thừa trên cửa hậu môn và vùng kín. Sau đó nên dùng giấy vệ sinh để lau chùi. Tuy nhiên, nên chọn các loại giấy chất lượng tốt, mềm mịn để đảm bảo vùng hậu môn không bị tổn thương. 

Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh

Nhà vệ sinh là khu vực tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh. Do đó, sau khi đi vệ sinh bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Lưu ý làm sạch các kẽ ngón tay và bàn tay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Vệ sinh vùng kín bằng nước muối

Khu vực hậu môn là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn và lợi khuẩn. Do đó, sau khi đi đại tiện nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến các vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều bệnh lý. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên vệ sinh vùng kín bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các vi khuẩn, hạn chế tình trạng bị viêm nhiễm.  

Vệ sinh vùng kín bằng nước muối
Vệ sinh vùng kín bằng nước muối

Xây dựng thói quen nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý

Có thể bạn chưa biết, các thói quen nghỉ ngơi, ăn uống mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến việc đi vệ sinh. Do đó, hãy bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn ngủ nghỉ đúng giờ giấc để tinh thần luôn thoải mái. Từ đó kích thước hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, việc đi vệ sinh cũng dễ dàng hơn. 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết tư thế đi vệ sinh đúng cách, tốt cho sức khỏe và phòng chống bệnh trĩ. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ xây dựng được cho mình thói quen đi đại tiện khoa học để đảm bảo an

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *