Bể phốt 3 ngăn bằng bê tông

Cấu tạo bể phốt 2 ngăn và 3 ngăn | Một số lưu ý khi xây dựng

Hiểu rõ cấu tạo bể phốt trước khi tiến hành xây dựng là điều cực kỳ cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn tránh được thiết kế sai kỹ thuật, gây ảnh hưởng chất lượng công trình và quá trình sử dụng sau này. Để hiểu hơn về cấu tạo, thiết kế, tính toán bể phốt tự hoại đúng kỹ thuật, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Cách khắc phục mùi hôi của cống thoát nước

Bể phốt là gì?

Bể phốt còn được gọi với nhiều tên gọi khác như hầm tự hoại, bể tự hoại, hầm vệ sinh, hầm cầu, v.v. Chức năng chính của bể phốt là chứa chất thải sinh hoạt được thải ra từ bồn cầu, nhà tắm, nhà vệ sinh, bồn rửa bát, v.v. Các chất thải sau khi xuống bể phốt sẽ dần phân rã, một phần biến thành thể lỏng rồi theo đường ống thoát ra hệ thống thoát nước chính. Có thể nói rằng bể phốt là công trình quan trọng đối với cuộc sống sinh hoạt cũng như góp phần giảm thiểu ô nhiễm cho môi trường sống.

Bể phốt là gì

Bể tự hoại có mấy ngăn? Đây cũng là thắc mắc khá phổ biến. Hiện nay có hai loại bể tự hoại thông dụng là bể 2 ngăn và bể 3 ngăn. Nhìn chung nguyên lý hoạt động của cả hai đều giống nhau. Người ta sẽ lựa chọn xây dựng bể 2 ngăn hoặc 3 ngăn tùy vào nhu cầu cũng như diện tích đất xây dựng. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đều xây dựng bể phốt tự hoại 3 ngăn bởi khả năng hoạt động hiệu quả của loại này.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ thong cong nghet Quan 8 với nhân viên chuyên nghiệp, nhanh

Bể phốt có cấu tạo như thế nào?

Bể phốt cấu tạo 2 ngăn

Cấu tạo bể phốt 2 ngăn khá đơn giản. Chỉ bao gồm 1 ngăn lắng và ngăn còn lại là ngăn chứa. Nhiệm vụ của cả 2 ngăn này giống với 2 ngăn cùng cấu tạo ở bể phốt 3 ngăn. Thế nhưng nhược điểm của bể phốt 2 ngăn là hiệu quả hoạt động không quá cao do thiếu đi ngăn lọc.

Bể phốt cấu tạo 2 ngăn

Bể phốt cấu tạo 3 ngăn

Bể phốt cấu tạo 3 ngăn

Cấu tạo bể phốt 3 ngăn bao gồm có 3 ngăn là ngăn chứa, ngăn lọc và ngăn lắng. Mỗi ngăn sẽ đảm nhiệm vai trò khác nhau:

  • Ngăn chứa là ngăn lớn nhất. Diện tích của ngăn chứa thường sẽ bằng tổng diện tích 2 ngăn còn lại. Nhiệm vụ của ngăn chữa là nơi tích trữ chất thải chưa phân hủy hoặc khó phân hủy. Các chất thải sẽ phân rã tại đây.
  • Ngăn lắng là ngăn có nhiệm vụ tiếp nhận các chất thải đã được phân rã từ ngăn chứa chảy vào. Tuy nhiên, tại đây vẫn tiếp tục lắng lọc chất thải thêm một lần nữa để giữ lại các chất thải cứng, kim loại, tóc xuống dưới đáy.
  • Ngăn lọc có nhiệm vụ nhận các chất thải sau khi đã được xử lý tại ngăn lắng. Ở ngắn này, các loại chất thải lơ lửng trong nước thải sẽ trải qua quá trình lọc, giữ các chất thải lại rồi mới thải nước ra môi trường.

Bản thiết kế cấu tạo bể phốt

Tham khảo bản vẽ thiết kế bể phốt 2 ngăn, 3 ngăn ngay sau đây:

Sơ đồ thiết kế bể phốt tự hoại 2 ngăn

Sơ đồ thiết kế bể phốt tự hoại 2 ngăn

Sơ đồ thiết kế bể phốt tự hoại 3 ngăn

Sơ đồ thiết kế bể phốt tự hoại 3 ngăn

Phân loại và cách xây dựng bể phốt tự hoại 3 ngăn

Nếu xét về chất lượng, bể tự hoại 3 ngăn được chia thành 2 loại là bể làm bằng chất liệu bê tông và bể phốt được xây dựng bằng chất liệu gạch nung. Cùng tham khảo cách xây dựng từng loại bể phốt này như sau:

Cách xây dựng bể phốt bằng bê tông

Mác bê tông tiêu chuẩn của bể tự hoại 3 ngăn bằng bê tông cốt thép là 200. Cách đặt bể tự hoại 3 ngăn cần có các bước sau đây:

  • Thực hiện chống thấm cho các bể ngăn nước để ngăn chặn việc nước thải rò rỉ ra ngoài.
  • Lắp đặt các đường ống dẫn nước so le nhau để quãng đường nước lưu thông trong bể phốt dài nhất có thể.
  • Nên đặt đường ống dẫn thải vào bể nằm ngang với độ nghiên khoảng 2% và có chiều dài đường ống tối đa 12m.
  • Lắp đặt ống cắt chữ T trên đường ống thải chảy ra, đường kích ít nhất 100m
  • Sử dụng ống cút chữ L ngược để lắp đặt đường lưu thông giữa các bể phốt, đường kính ít nhất 100mm,đặt ở vị trí cách đáy bể 500mm trở lên và cách ít nhất 300mm so với miệng bể.

Cách xây dựng bể phốt bằng gạch nung

bể phốt 3 ngăn bằng gạch nung

Bể phốt 3 ngăn bằng gạch nung là loại bể phốt thông dụng nhất hiện nay. Độ dày lớp tường của bể phốt bằng gạch tối thiểu 220mm, làm từ loại gạch mác 75 đặc cùng với vữa xi măng.

Lớp trong, lớp ngoài của bể phốt đều được trét vữa xi măng và cát vàng 75, dày ít nhất khoảng 20mm. Ngoài ra, cần thực hiện chống thấm cho bể phốt để tránh nước thải rò rỉ.

Một số lưu ý khi thi công thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Khi thiết kế bể tự hoại 3 ngăn, bạn cần tính toán bể tự hoại kỹ lưỡng, xem xét các thông số kỹ thuật để xây đúng, đạt chuẩn.

  • Bể phốt có rộng ít nhất 0.7m về chiều rộng, tỷ lệ chiều rộng và chiều dài là 1:3
  • Độ sâu của bể tính từ mặt nước đến mặt đáy tối thiểu phải 1.2m
  • Xem xét nhu cầu sử dụng của gia đình để chọn loại bể phốt phù hợp. Nếu lượng nước thải nhiều, khoảng hơn 10m3/ngày thì phải thiết kế bể phốt 3 ngăn.
  • Lựa chọn gạch lỗ nhỏ và đổ bê tông đúc sẵn khi xây dựng để bể phốt có thể hoạt động ổn định.

Một số hình ảnh thực tế của bể phốt tự hoại

Hình ảnh bể 2 ngăn

Hình ảnh bể 2 ngăn


Bể phốt 2 ngăn được chia thành 2 ngăn. gồm ngăn lắng và ngăn chứa theo tỉ lệ 1:1, 1:3 hoặc 2:3.

Hình ảnh bể 3 ngăn

Hình ảnh bể 3 ngăn


Cấu tạo bể phốt 3 ngăn bao gồm ngăn chứa, ngăn lọc và ngăn lắng. Thi công theo tiêu chí vệ sinh, đáp ứng nhu cầu sử dụng, thân thiện với môi trường và an toàn trong quá trình sử dụng.

Hiểu rõ cấu tạo của bể phốt để xây dựng bể phốt đúng kỹ thuật, hiệu quả trong quá trình sử dụng, xử lý nước thải. Với các chia sẻ trên đây, mong rằng bạn đã có được những kiến thức hữu ích để xây dựng bể tự hoại đảm bảo chất lượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *