Nguyên lý hoạt động của bể phốt tự hoại

Bể phốt tự hoại: Khái niệm, Nguyên lý hoạt động, Phân loại

Với cuộc sống hiện đại ngày nay thì việc xử lý chất thải luôn trở nên cấp bách hơn bao giờ hết và yêu cầu đặt ra luôn phải đảm bảo vệ sinh, không ảnh hưởng đến kết cấu của công trình. Chính vì vậy mà con người đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau. Nhưng bạn mông lung không biết bể phốt, bể tự hoại là gì? Nguyên lý hoạt động của bể phốt tự hoại hoạt động ra sao? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được giải đáp qua nội dung bài viết này.

Xem thêm: Cách làm sáp thơm khử mùi nhà vệ sinh đơn giản

Bể phốt, bể tự hoại là gì?

Bể phốt là gì?

Bể phốt tự hoại có nhiều tên gọi khác nhau (bồn tự hoại, hầm tự hoại, hầm cầu) là bể chứa chất thải vô cơ như thức ăn thừa, nước tiểu, phân… và các chất thải hữu cơ khác từ quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người trước khi thải ra môi trường.

Nguyên lý hoạt động của bể phốt tự hoại

Nguyên lý hoạt động của bể phốt tự hoại

Nguyên lý hoạt động của bể phốt được trải qua 2 quá trình đó là lắng cặn và lên men. Cụ thể:

Quá trình lắng cặn

Dưới tác dụng trọng lượng bản thân các hạt cặn sẽ rơi xuống dưới đáy bể rồi sau đó nước sau khi ra khỏi bể sẽ trong hơn lúc ban đầu. Cặn rơi xuống bể ở đây có các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy nhờ hoạt động của vi sinh vật yếm khí.

Quá trình lên men

Sau khi các hạt cặn lắng xuống đáy bể và các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy và nhờ có các cặn sẽ lên men, vi sinh vật yếm khí, mất mùi hôi và giảm thể tích. Tốc độ lên men của cặn nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ PH của nước thải. Nếu như lượng vi sinh vật trong cặn có nhiệt độ càng cao thì tốc độ lên men càng nhanh.

Xem thêm: Bảng giá thong cong nghet Quan 9 mới nhất hiện nay

Các loại bể phốt tự hoại phổ biến nhất hiện nay

Tùy vào nhu cầu của mỗi gia đình, xí nghiệp, nhà máy mà bể phốt tự hoại sẽ được chia thành những loại khác nhau. Cụ thể:

Bể phốt tự hoại không có ngăn lọc

Bể phốt tự hoại không có ngăn lọc

Đây là loại bể được sử dụng nhiều nhất hiện nay, nó có thể có 1,2 hay 3 ngăn tùy ý và bể xử lý nước thải sinh hoạt sẽ nhờ 2 quá trình lắng cặn và lên men.

  • Ưu điểm: Có hiệu quả giữ cặn cao, kết cấu đơn giản, dễ quản lý, chi phí phù hợp
  • Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất đó là làm sạch nước thải không hoàn toàn, nước khi ra khỏi bể vẫn còn mang theo cặn váng.

Bể phốt tự hoại có ngăn lọc

Bể phốt tự hoại có ngăn lọc

Bể có ngăn lọc sẽ giúp xử lý toàn bộ nước thải chảy vào bể và cũng được làm sạch bởi 2 quá trình là quá trình lắng cặn và lên men. Bạn có thể thấy bể có ngăn lọc quá trình xử lý sẽ tốt hơn so với ngăn không lọc bởi mạng lưới thoát nước của nó được vận hành trơn tru, thuận lợi.

  • Ưu điểm: Nước ra khỏi bể trong hơn, vi trùng còn lại ít hơn và ưu điểm lớn nhất của bể này đó là hiệu quả lọc cặn tốt nhờ có ngăn lọc.
  • Nhược điểm: Giá thành cao, quản lý phức tạp do phải thau rửa định kỳ.

Cách tính toán mét khối (dung tích) bể phốt, bể tự hoại theo tiêu chuẩn

Công thức tính toán thiết kế dung tích bể phốt tự hoại 2 ngăn:

W = W1 + W2 ( được tính bằng m3)

Trong đó: W là thể tích của bể, W1 là thể tích phần lắng, W2 là thể tích phần chứa

Công thức tính m3 bể phốt:

Công thức: V = a x b x h

Trong đó: a là chiều dài, b là chiều rộng, h là chiều cao

Ví dụ: 6 x 5 x 4 = 120m3 (tổng bể phốt chứa 120m2 nước)

Công thức tính dung tích bể phốt tự hoại:

Công thức được tính như sau: W = Wn + Wc

Trong đó: W là thể tích của hầm tự hoại, Wn là thể tích nước thải xả vào bể phốt trong 1 ngày, Wc là thể tích cặn của bể phốt hầm cầu

Ngoài ra, chỉ số chúng ta có thể tính theo công thức cụ thể như sau:

Công thức: Wc = (a*T*(100-W1)*b*c)*N/((100-W2)*100

Trong đó:

  • a là lượng cặn 1 người thải ra trong 1 ngày
  • b là hệ số làm giảm thể tích cặn khi lên men bằng 0.7
  • c là hệ số giữ lại khi hút bể phốt bằng 1.15 (giữ lại 15%)
  • T là thời gian giữa 2 lần lấy cặn là 180 ngày
  • W1, W2 là độ ẩm cặn tươi khi vào bể phốt và lên men trong bể. W1 = 95%, W2 = 90%
  • N là số người dùng.

Ví dụ tính dung tích dành cho 350 người.

Wn = 0.8*15.75 = 13m3

Wc= (0.5*180*(100-0.95)*0.7*1.15)*(350)/((100-0.9)*1000) = 25m3

Tổng sẽ là W = 13 + 25 = 38m3

Một số lưu ý khi xây bể phốt cho chung cư, tầng hầm, gia đình

lưu ý xây bể phốt cho chung cư

Xây bể phốt cho chung cư, tầng hầm

Diện tích, kích thước tiêu chuẩn của xây bể phốt tự hoại

Số người sử dụng bể phốt ở tầng hầm và các hộ chung cư lớn hơn hẳn so với các hộ gia đình vì thế cần có sự tư vấn hỗ trợ từ các kỹ sư xây dựng và cũng sẽ phải tính toán thật chi tiết. Để xác định được bể phốt nên xây theo bao nhiêu khối cần phải biết được chính xác số người sử dụng hay quy mô chung cung sẽ bao nhiêu căn hộ.

Loại bể phù hợp

Để đảo bảo được quá trình vận hành được trơn tru, hiệu quả bạn cần ưu tiên sử dụng các loại bể phốt tự hoại hiện đại nhất hiện nay để các tầng hầm, chung cư luôn được an toàn, sạch sẽ, vệ sinh môi trường.

Xây bể phốt cho gia đình

Diện tích, kích thước tiêu chuẩn của xây bể phốt tự hoại

Diện tích kích thước xây bể phốt cho gia đình sẽ được tính m3. Cụ thể như sau:

  • Nếu nhà có 1-2 phòng ngủ: Thể tích là 2.8m3
  • Nếu nhà có 2-3 phòng ngủ: Thể tích là 3.8m3
  • Nếu nhà có 2-4 phòng ngủ: Thể tích là 4.5m3
  • Nếu nhà có 5-6 phòng ngủ: Thể tích là 5.7m3

Loại bể phù hợp

Xây bể phốt cho gia đình bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng bể phốt 2 ngăn, 3 ngăn hoặc các loại bể phốt được đúc sẵn tùy thuộc vào nhu cầu bạn muốn sử dụng.

Mách bạn một số cách để bể phốt hoạt động tốt và bền hơn

Dưới đây là một số mẹo giúp bể phốt nhà bạn có thể được hoạt động tốt và bền hơn đó chính là:

  • Bạn cần đặt thêm ống siphon hay các thiết bị có cùng chức năng với chúng khi thiết kế bể phốt. Khi thiết kế như thế sẽ có tác dụng tăng thể tích cũng như tốc độ dòng chảy đến được ngăn lọc và điều này sẽ giúp cho hệ thống luôn được đầy nước và tuổi thọ của đường ống được kéo dài.
  • Nhiệt độ, lưu lượng dòng nước cũng là yếu tố quan trọng, hơn nữa thời gian chứa chất thải cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của bể phốt. Khi xây dựng thì bạn cần phải đảm bảo kín, khít, không chịu tác động đến từ bên ngoài như nước ngầm.
  • Nấm, vi sinh vật, vi khuẩn cũng có vai trò lớn khiến cho bể phốt được hoạt động được tốt hơn. Do vậy, bạn cần hạn chế sử dụng xà phòng hay các chất tẩy mạnh để đổ xuống bồn cầu.
  • Cần phải thường xuyên dùng bùn vi sinh để chất thải phân hủy được nhanh hơn.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn bể phốt tự hoại và nguyên lý hoạt động của bể phốt tự hoại chi tiết. Hy vọng các thông tin trong bài viết trên sẽ hữu ích với bạn trong quá trình xây dựng và xử lý hệ thống chứa chất thải.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *