Người khuyết tật được coi là những đối tượng ưu tiên trong xã hội. Chính vì thế, mọi sinh hoạt hàng ngày phải đảm bảo thuận lợi và an toàn cho họ khi sử dụng. Một trong số đó chính là các tiện ích và đồ dùng trong nhà vệ sinh. Tuy nhiên, việc xây dựng thế nào để đảm bảo các tiêu chuẩn về kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết sau đây chúng tôi đã tổng hợp và chọn lọc các thông tin để giúp bạn giải đáp chi tiết vấn đề trên.
Chi tiết tiêu chuẩn kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật
Để có được kích thước tiêu nhà vệ sinh cho người khuyết tật chuẩn nhất thì ta sẽ xét theo 3 mẫu nhà vệ sinh khác nhau, gồm:
- Nhà vệ sinh có lối vào song song cho người đi xe lăn, người tàn tật: kích thước phòng tối thiểu là 150cm x 145cm.
- Nhà vệ sinh có lối đi thẳng dành riêng cho người khuyết tật thì kích thước tối thiểu là 270cm x 100cm với cửa mở vào trong và 190cm x 100cm với cửa mở ra ngoài.
- NVS cho người khuyết tật chỉ có 1 lối đi thì kích thước phải đạt tối thiểu là 150cm x 145cm.
Lưu ý: Khi thiết kế và tính toán diện tích nhà vệ sinh cần đảm bảo vị trí đặt vật dụng bên trong diện tích để di chuyển phải phù hợp.
Tiêu chuẩn bệ xí, hộp đựng nhà vệ sinh cho người khuyết tật
Với nhà vệ sinh cho người khuyết tật thì hộp đựng giấy phải cách sàn tối thiểu 40cm và tối đa 120cm, cách mép bệ xí 18 – 23cm. Nếu chọn lắp ở phía trên tay vịn thì khoảng cách với tay vịn là 30cm, dưới tay vịn thì không được nhỏ hơn 4cm.
Về bệ xí, cần đảm bảo các khoảng cách sau:
- Khoảng cách với mặt sàn là 40 – 45cm
- Khoảng cách trục bệ xí đến mặt tường tối đa 46cm
- Cách mặt tường sau phòng vệ sinh 76cm
Xem thêm: Dịch vụ thong cong nghet Quan 1 cùng nhiều khuyến mại hấp dẫn
Tiêu chuẩn tay vịn nhà vệ sinh cho người khuyết tật
Tiêu chuẩn về tay vịn
Tay vịn nhà vệ sinh cho người khuyết tật cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Được chế tạo từ các vật liệu có khả năng chịu lực khoảng 110kg.m/s tại mọi thời điểm và không bị xoay trong các mối liên kết.
- Tay vịn phải có màu sắc tương phản với màu tường.
- Tay vịn và tường phải đảm bảo chắc chắn, thiết kế dễ nắm, dễ dùng.
- Tại mọi điểm của đường dốc, chiếu nghỉ tại lối vào hành lang, các bậc, 2 bên đường dốc phải có tay vịn. Ở điểm đầu và cuối đường dốc phải kéo dài thêm 30cm mỗi đầu.
- Nên dùng tay vịn loại tròn, đường kính 25mm – 50mm, cao khoảng 90cm so với mặt sàn. Khoảng cách giữa tường với tay vịn tối thiểu 40cm, khoảng cách với mặt sàn là 75cm với người người xe lăn.
- Nếu thiết kế tay vịn ở cùng 1 bên thì khoảng cách từ mặt sàn đến tay vịn dưới và tay vịn trên lần lượt là 65cm và 90cm.
Kích thước tay vịn
Tiêu chuẩn kích thước tay vịn nhà vệ sinh cho người khuyết tật như sau:
- Tay vịn ngang sẽ lắp quanh bệ xí với chiều dài tối thiểu 10cm và cao 90cm. Khoảng cách tay vịn với mặt tường phía sau là 30cm. Với tay vịn lắp ở mặt tường phía sau thì chiều cao so với mặt sàn là 90cm, chiều dài tối thiểu 60cm.
- Khoảng cách mép giữa bệ xí và tay vịn 1 là 30cm và cách trục bệ xí 25cm.
- Khoảng cách mép trước bệ xí và tay vịn 2 là 45cm và cách trục bệ xí 25cm.
- Tay vịn thẳng đứng sẽ lắp ở độ cao 85 – 130cm so với mặt sàn hoặc có thể thiết kế lên thẳng tới trần.
- Có thể không cần dùng tay vịn đứng nếu nhà vệ sinh cho người khuyết tậ có kích thước 90 x 140cm. Tay vịn ngang dài 70cm và nằm ở góc 30 – 45 độ.
Tiêu chuẩn mặt sàn
An toàn luôn là tiêu chí hàng đầu khi xây dựng nhà vệ sinh cho người khuyết tậ. Do đó, sàn nhà cần có những giải pháp chống trơn trượt để người khuyết tật dễ dàng di chuyển. Việc chọn gạch lát nền chống trơn, mặt nhám được coi là giải pháp hàng đầu.
Ngoài ra, độ dốc mặt sàn phòng phải phù hợp để đảm bảo mặt sàn thoát nước nhanh, khô ráo và dễ di chuyển. Với những phòng tắm có trải thảm chống trơn trượt thì cần cân nhắc kỹ về vấn đề di chuyển của thảm có thể gây khó khăn và dễ khiến vấp ngã.
Trên đây là các thông tin liên quan đến kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.