Tất cả bài viết của Tống Hiền

Cách sửa vòi nước rửa bát bị rò rỉ đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà

Với tần suất sử dụng lớn, vòi nước rửa sau một thời gian sẽ xuất hiện tình trạng rò rỉ nước. Nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời sẽ gây lãng phí nước và tiêu tốn khoản chi phí khá lớn cho tiền nước sinh hoạt hàng tháng. Nếu bạn đang đau đầu chưa biết cách xử lý như thế nào thì hãy tham khảo ngay cách sửa vòi nước rửa bát bị rò rỉ đơn giản, hiệu quả trong bài viết dưới đây của chúng tôi!

Vòi nước rửa bát bị rò rỉ do đâu?

Vòi nước rò rỉ làm tăng hóa đơn tiền nước, tốn kém nhiều chi phí sửa chữa và làm ảnh hưởng đến các thiết bị trong nhà. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng vòi nước chậu rửa bát bị rò rỉ:

Lắp đặt không đúng kỹ thuật

Khi lắp đặt vòi cho chậu rửa, nếu các khớp với gioăng cao su bị lệch, sai vị trí hoặc các ốc vít nối giữa dây cấp nước và vòi rửa không được siết chặt sẽ dẫn đến tình trạng nước trong vòi bị rò rỉ ra bên ngoài.

Lắp đặt vòi nước sai kỹ thuật

Lắp đặt vòi nước rửa bát sai kỹ thuật dẫn đến tình trạng nước bị rò rỉ

Vòi rửa kém chất lượng

Vòi rửa bát không đảm bảo về chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vòi bị rò rỉ nước. Thông thường, giá vòi nước giao động từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu. Do đó đừng quá tham rẻ mà chọn các loại vòi không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bởi chỉ sau thời gian ngắn, vòi dễ bị hỏng hóc và rò rỉ nước.

Xem thêm: Dịch vụ thông cống nghẹt Bình Tân nhanh chóng

Gioăng cao su của vòi nước bị lỏng

Do sử dụng thường xuyên với tần suất cao, nhất là nước nóng liên tục trong 1 thời gian dài khiến gioăng cao su bị biến dạng, dãn nở ra làm nước bị rò rỉ. Hơn nữa, sử dụng thường xuyên trong môi trường ẩm như nhà bếp cũng khiến van cao su bên trong bị giãn, bánh răng không vặn chặt lại được hoặc gioăng cao su đã bị hỏng.

Đường ống dẫn nước bị vỡ

Ống dẫn nước được làm từ chất liệu kém, không đảm bảo hoặc quá trình thi công sai kỹ thuật dẫn đến đường ống nứt vỡ dẫn đến hiện tượng nước bị rò rỉ.

Đường ống dẫn nước bị vỡ

Vỡ đường ống dẫn nước

Vị trí vòi nước rửa bát bị rỉ

Dưới đây là các vị trí vòi nước rửa bát bị rò rỉ mà các bạn cần biết:

Dưới bồn rửa bát

Rò rỉ nước dưới bồn rửa bát có thể do một trong các nguyên nhân sau:

  • Dây cấp nước bị mục, hoen rỉ.
  • Đường nối cống thoát nước bị hỏng hóc.
  • Các đầu nối cấp nước lỏng lẻo.

Thông thường, rất ít người kiểm tra bên dưới chậu rửa, do đó khó để nhận biết sự cố rò rỉ nước dưới bồn rửa bát. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến nước tràn ra sàn nhà, ảnh hưởng đến kết cấu bề mặt sàn.

Xung quanh đế vòi

Chân vòi rửa bát lỏng hoặc van xoáy không được lắp đặt chắc chắn cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rò rỉ nước quanh đế vòi. Lúc này, nước sẽ chảy lan ra bề mặt chậu rửa và tiếp xúc với chậu. Do đó chỉ cần chú ý quan sát là bạn sẽ nhận ra sự cố này.

Đầu vòi rửa bát

Đây là vị trí dễ bị rò rỉ nhất và cũng rất dễ để nhận biết. Các bạn có thể quan sát bằng mắt thường và thấy nước chảy liên tục hoặc nhỏ giọt ở đầu vòi dù bạn đã khóa van nước chắc chắn.

Vòi nước rửa bát bị rò rỉ

Vòi nước rửa bát bị rò rỉ

Vòi nước rửa bát bị rỉ nước ảnh hưởng như thế nào?

Vòi rửa bát bị rò rỉ nước liên tục và nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng như:

  • Tốn kém tiền nước và chi phí sửa chữa: Khi nước rò rỉ trong thời gian dài, hóa đơn tiền nước của gia đình bạn cũng tăng lên gấp 2, gấp 3 lần so với thông thường. Đồng thời, bạn cũng phải bỏ ra khoản chi phí lớn để sửa chữa vòi nước khi nó bị hư hỏng.
  • Lãng phí nước: Nước rò rỉ liên tục sẽ làm tiêu tốn một lượng nước sạch lớn.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Nước rò rỉ tạo điều kiện ẩm mốc cho các vi khuẩn có hại phát triển. Từ đó gây ra các bệnh về đường hô hấp hoặc dịch tả.
  • Hỏng hóc thiết bị trong nhà: Nếu tình trạng nước bị rò rỉ mạnh sẽ lan ra khắp nhà, khộng chỉ ảnh hưởng đến nền nhà mà còn gây hư hỏng các đồ vật khác trong gia đình.

Cách khắc phục vòi rửa bát bị rò rỉ

Để xử lý triệt để tình trạng rò rỉ nước vòi rửa chén các bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ

Trước khi thực hiện, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:

  • Mỏ lết, cờ lê để vặn xoáy đai ốc ở các vị trí hẹp của vòi nước.
  • Thảo gỡ các ốc vít bằng tua vít.
  • Con dao lưỡi mỏng để gỡ nắp tay vặn vòi nước.
  • Miếng rửa bát mềm.

Khóa van vòi nước rửa bát

Trước khi thực hiện sửa chữa vòi nước bị rò rỉ nước các bạn cần khóa van nguồn nước. Sau đó kiểm tra xem nước còn chảy hay không, đồng thời xả hết lượng nước còn sót lại trong ống dẫn bằng cách vặn van vòi hết chiều xoay.

Tiến hành tháo và sửa vòi nước rửa bát

Đầu tiên, bạn dùng dao có lưỡi mỏng để gỡ nắp tay vặn vòi nước. Sau đó dùng tua vít để tháo bỏ toàn bộ ốc bảo vệ và ốc nối giữa vòi và ống dây cung cấp nước. Cuối cùng kiểm tra kiểm đệm cao su bên trong xem có bị biến dạng hay hỏng hóc không.

Khắc phục tình trạng vòi nước rửa bát bị rò rỉ

Khắc phục tình trạng vòi nước rửa bát bị rò rỉ

Lắp các bộ phận về vị trí cũ

Sau khi hoàn thành công đoạn sửa chữa, các bạn lắp lại các bộ phận của vòi rửa bát theo thứ tự ngược với quá trình tháo gỡ ban đầu. Cuối cùng mở van cấp nước và kiểm tra xem nước còn bị rò rỉ hay không.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách sửa vòi nước rửa bát bị rò rỉ đơn giản tại nhà. Nếu đã thực hiện theo các bước trên mà tình trạng nước bị rò rỉ vẫn không được khắc phục thì các bạn nên nhờ sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên có kinh nghiệm để được thay thế linh kiện kịp thời.

Tư thế đi vệ sinh đúng cách, phòng tránh bệnh trĩ

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, tư thế đi vệ sinh đúng cách không chỉ đảm bảo vệ sức khỏe đường ruột mà còn hạn chế và phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả. Vậy, nên đi vệ sinh với tư thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết nhất. 

Vì sao cần xây dựng tư thế đi vệ sinh đúng cách?

Tiểu tiện và đại tiện là các hoạt động cơ bản của con người giúp đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Do đó, việc đi vệ sinh đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe đường ruột đồng thời tạo ra tâm lý thoải mái. 

Việc đi vệ sinh sai cách, thiếu khoa học sẽ khiến vi khuẩn tích tụ ở vùng kín và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Thậm chí, tình trạng viêm nhiễm kéo dài nếu không được khắc phục sẽ tạo ra các mụn mủ và hình thành các nốt áp xe. 

Đi vệ sinh đúng cách phòng bệnh trĩ
Đi vệ sinh đúng tư thế giúp phòng tránh bệnh trĩ

Bên cạnh đó, tư thế đi vệ sinh sai cách cũng gây ra một số căn bệnh nguy hiểm khác như:

  • Táo bón: Chế độ ăn uống ít chất xơ, thiếu nước cùng với tư thế đi vệ sinh không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng bị táo bón nghiêm trọng. 
  • Bệnh trĩ: Khi đi đại tiện, nếu rặn quá mức sẽ tạo áp lực cho hậu môn, từ đó khiến tĩnh mạch trong hậu môn bị sưng, viêm và phình ra bên ngoài. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. 
  • Giảm nhu động ruột: Nếu thời gian đi vệ sinh của bạn thường xuyên kéo dài quá 15 phút sẽ khiến quá trình phân đẩy ra ngoài gặp khó khăn, bụng luôn trong tình trạng khó chịu, đầy hơi. 
  • Khó tiểu: Đi vệ sinh sai tư thế khiến nước tiểu ra chậm, khó tiểu, nước tiểu sẽ không được đẩy ra ngoài hết. 
  • Bệnh đại tràng: Đại tiện sai cách khiến phân tích tụ lâu trong đại tràng dẫn đến viêm nhiễm. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến ung thư đại tràng. 

Hướng dẫn tư thế đi vệ sinh đúng cách, tránh bệnh trĩ

Thông thường, khi đi vệ sinh nhiều người thường ngồi bệt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, đây là tư thế đi vệ sinh sai cách. Khi ngồi bệt, chúng ta vô tình tạo áp lực lên cơ vòng chậu và vùng ruột. Lúc này, cửa ruột không được mở hoàn toàn, quá trình đào thải phân ra ngoài cũng khó khăn hơn. 

Do đó, tư thế đi vệ sinh đúng chuẩn là ngồi xổm. Mặc dù nó không mang lại sự thoải mái và nhiều người không quen nhưng lại được các chuyên gia đánh giá cao. Khi chúng ta ngồi xổm, phần chân và thân trên tạo ra góc 45 độ. Điều này giúp ruột kết giữ được thẳng và phân được đảo thải ra bên ngoài nhanh chóng. Trong trường hợp bồn cầu thiết kế dạng ngồi bệt thì bạn nên kê thêm chiếc ghế nhỏ dưới chân để tạo góc 45 độ phù hợp. 

Tư thế đi vệ sinh đúng cách
Tư thế đi vệ sinh đúng cách

Một số lưu ý khi đi vệ sinh

Xây dựng thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Đây là thói quen tốt cho sức khỏe mà các bạn nên áp dụng. Việc đi vệ sinh vào một thời gian cố định trong ngày sẽ giúp đường ruột và đường tiết niệu làm việc khoa học hơn. 

Theo đó, khung giờ từ 5 giờ – 7 giờ là thời điểm lý tưởng để đi đại tiện. Lúc này, đại tràng co thắt mạnh mẽ và giúp đẩy chất thải ra ngoài nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một ly nước ấm để hệ tiêu hóa được kích thích tốt hơn nhé!

Thời gian đi vệ sinh vừa đủ

Thời gian đi vệ sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe đường tiêu hóa của bạn. Tuyệt đối không đi vệ sinh quá lâu, thời gian 2 phút là vừa đủ. Nếu tuân thủ đúng nguyên tắc thời gian này sẽ giúp bạn hạn chế đến 70% nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. 

Không sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh

Khi đi vệ sinh, bạn hãy tập trung cho việc đại tiện, tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại. Bởi nó sẽ khiến bạn sao nhãng và quên đi việc bạn đang cần đi vệ sinh. Ngoài ra, nó cũng kéo dài thời gian đi đại tiện và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đường ruột. 

Không sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh
Không sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh

Tuyệt đối không nhịn tiểu

Nhiều người thường có thói quen nhịn tiểu, tuy nhiên điều này hoàn toàn không tốt. Việc nhịn tiểu quá lâu sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của đại tràng và hậu môn, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm niệu đạo, viêm nhiễm bàng quang,….

Sử dụng giấy vệ sinh mềm

Sau khi đi vệ sinh, các bạn dùng nước mát để loại bỏ chất dư thừa trên cửa hậu môn và vùng kín. Sau đó nên dùng giấy vệ sinh để lau chùi. Tuy nhiên, nên chọn các loại giấy chất lượng tốt, mềm mịn để đảm bảo vùng hậu môn không bị tổn thương. 

Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh

Nhà vệ sinh là khu vực tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh. Do đó, sau khi đi vệ sinh bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Lưu ý làm sạch các kẽ ngón tay và bàn tay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Vệ sinh vùng kín bằng nước muối

Khu vực hậu môn là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn và lợi khuẩn. Do đó, sau khi đi đại tiện nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến các vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều bệnh lý. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên vệ sinh vùng kín bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các vi khuẩn, hạn chế tình trạng bị viêm nhiễm.  

Vệ sinh vùng kín bằng nước muối
Vệ sinh vùng kín bằng nước muối

Xây dựng thói quen nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý

Có thể bạn chưa biết, các thói quen nghỉ ngơi, ăn uống mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến việc đi vệ sinh. Do đó, hãy bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn ngủ nghỉ đúng giờ giấc để tinh thần luôn thoải mái. Từ đó kích thước hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, việc đi vệ sinh cũng dễ dàng hơn. 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết tư thế đi vệ sinh đúng cách, tốt cho sức khỏe và phòng chống bệnh trĩ. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ xây dựng được cho mình thói quen đi đại tiện khoa học để đảm bảo an